Khoa học coi tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia là một “hội chứng”, và gọi nó là Hội chứng Asian flush vì phần lớn nạn nhân là người châu Á. Để hiểu nguyên nhân của hội chứng này, cần biết qua cơ chế chuyển hóa rượu trong cơ thể.
Vai trò của gen ALDH2 và chuyển hóa rượu trong cơ thể
Rượu chứa chất ethanol. Khi vào cơ thể ethanol trải qua hai bước chuyển hóa trong gan. Bước thứ nhất, enzyme ADH chuyển hóa ethanol thành acetaldehyde. Bước thứ hai, enzyme ALDH2 chuyển hóa acetaldehyde thành acetate (axit axetat thấy trong giấm).
Trong ba hoạt chất trên, acetaldehyde độc hại nhất vì có khả năng gây đột biến DNA và ung thư, khi tích tụ trong máu sẽ gây nóng bừng, ói mửa và ở một số người thì nhịp tim nhanh lên. Acetaldehyde cũng là thủ phạm của những “dư hưởng” như nhức đầu vào buổi sáng sau khi uống rượu trong đêm trước.
Đỏ mặt khi uống rượu bia và … Ung thư thực quản
Ung thư thực quản phổ biến ở châu Á hơn phương Tây, là một bệnh nguy hiểm vì khoảng 2/3 bệnh nhân tử vong trong vòng năm năm sau khi chẩn đoán. Nhiều nghiên cứu trong thời gian qua cho thấy uống rượu càng nhiều nguy cơ ung thư càng tăng theo cấp số nhân.
Đỏ mặt khi uống rượu bia, hãy cẩn trọng!
Nếu người uống rượu mà mặt biến thành màu đỏ ửng, đó chính là tín hiệu cho biết người đó mang trong người biến thể LL của gen ALDH2, và nếu tiếp tục uống rượu dù ở liều lượng trung bình (200-400 mg ethanol mỗi tuần) thì nguy cơ ung thư thực quản rất cao. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho những người này là hạn chế tửu lượng càng thấp càng tốt, hay nhất là bỏ rượu.
Các bài viết khác: