Khoai tây bình thường chứa nhiều tinh bột, chất dinh dưỡng và lượng chất solanine và chaconine không đáng kể. Hai chất solanine và chaconine là độc tố nhưng ở hàm lượng thấp không gây độc. Nhưng khi khoai tây mọc mầm, lượng solanine và chaconine lớn hơn gấp nhiều lần nên dễ dàng gây ngộ độc.
Khi bị trúng độc khoai tây mọc mầm ở thể nhẹ, người bệnh có biểu hiện khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt… trường hợp nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong.
Vì thế, tốt nhất là không nên ăn khoai tây mọc mầm, khi chế biến cần khoét bỏ mầm, bỏ vỏ và ngâm nước kỹ để giảm thiểu lượng chất độc hại trên.
Các bài viết khác:
- Tại sao nên tránh đặt nồi lên bếp khi chưa có thức ăn ?
- Tại sao ăn nhiều mỳ tôm không tốt cho não ?
- Tại sao nên chọn gam màu sáng cho nhà vệ sinh