Latest Update

Mẹo nấu ăn lành mạnh nào để không “rước” bệnh ?

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm các thực phẩm bổ dưỡng mà còn là các phương pháp nấu ăn đúng và thích hợp. Dưới đây các chuyên gia sẽ giới thiệu về những thói quen nấu ăn lành mạnh.

Sử dụng muối và bột ngọt

Ăn uống quá nhiều muối và bột ngọt chắc chắn không có lợi cho cơ thể. Bạn nên cân nhắc sử dụng các loại giấm gia vị hay chanh gia vị thay cho muối. Bạn cũng có thể thêm một số bột tỏi và bột hành tây (không dùng muối tỏi hoặc muối hành tây trong thịt và canh để làm cho hương vị của món ăn ngon hơn.

Luộc tốt hơn rán

Bạn nên chọn một phương pháp nấu ăn không chỉ giữ hương vị và màu sắc của thực phẩm mà còn có thể đảm bảo các chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Nếu nấu thực phẩm trong thời gian dài, nhiệt độ cao có thể làm mất đi giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, vì vậy khi nấu thức ăn bạn nên luộc hơn rán.

Ăn nhiều rau quả

Bạn nên bổ sung các loại rau trong các món salad và một số các món ăn. Ví dụ, bạn có thể thêm một số ớt đỏ hoặc màu vàng cắt nhỏ để tăng cường hương vị của món ăn, hoặc sử dụng các loại trái cây chua để tăng thêm vị ngon cho các món ăn.

Ăn ít thực phẩm béo

nau-an-lanh-manh

Hãy gắng sử dụng lựa chọn thực phẩm ít chất béo, chẳng hạn như pho mát ít chất béo, sữa tách kem… Khi chế biến món ăn với trứng, bạn nên sử dụng hai lòng trắng trứng thay vì toàn bộ một quả trứng, nó có thể làm giảm đáng kể mức độ chất béo và cholesterol.

Sử dụng ít dầu hơn

Khi nấu thức ăn, cố gắng sử dụng càng ít dầu càng tốt. Khi chúng ta chiên bất cứ thứ gì, các chất béo của dầu sẽ thấm vào thực phẩm và làm tăng lượng calo của thực phẩm lên đáng kể. Khi chúng ta ăn, thực phẩm chiên sẽ ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta trong hai cách, trước hết, làm tăng lượng calo hàng ngày của chúng ta. Và thứ hai, chế độ ăn uống của chúng ta nghiêng nhiều về phía tiêu thụ chất béo. Do đó sẽ dẫn đến tăng cân, thậm chí gây bệnh béo phì.

Không ăn thức ăn bị cháy

Cố gắng không nướng thịt bằng lửa, vì nếu trong trường hợp thực phẩm bị cháy thành than nó sẽ sản xuất một số chất gây ung thư như benzopyrene. Sử dụng lò vì sóng là cách tốt nhất trong nấu ăn, bởi vì thời gian nấu là rất ngắn, và giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm .

Hạn chế sử dụng nước sốt

Bạn không nên làm hỏng hỏng bữa ăn của bạn bằng cách sử dụng quá nhiều nước sốt mà lại thêm vào lượng calo không cần thiết. Chỉ sử dụng nước sốt như một cách để tăng thêm hương vị cho món ăn. Nếu có thể hãy sử dụng loại nước sốt ít chất béo và năng lượng khi nấu ăn.

Thêm dầu vào trong nước luộc mỳ

Bạn có thể đã nghe nói đến việc thêm dầu vào trong nước luộc mỳ để chúng không bị dính lại với nhau và với cả đáy nồi. Mặc dù điều này đúng sự thật, nhưng nó sẽ loại đi một phần dinh dưỡng nhất định của mỳ và thêm vào lượng calo không cần thiết.

Tự làm món ăn tráng miệng

Hãy tự làm cho món tráng miệng cho chính mình để kiểm soát hàm lượng chất béo. Khi bạn làm bánh, bạn có thể chọn nước sốt táo, nước mận hoặc sữa chua thay vì kem, nó sẽ có hiệu quả trong việc giảm hàm lượng chất béo.

Sử dụng bột ngũ cốc nguyên hạt

Hãy thử sử dụng bột mì hoặc bột yến mạch khi bạn làm cho bánh mì và bánh quy. Chọn pho mát đông lạnh thay vì kem. Đồng thời, bạn có thể sử dụng một số mứt thay bơ khi ăn bánh mì.

Thay đổi cách chế biến món ăn

Cách dễ mang bệnh cho cơ thể đó là luôn ăn một loại thực phẩm và không thay đổi phương pháp chế biến. Vì vậy, bạn nên thay đổi thực đơn ăn uống của bạn. Sử dụng các thành phần khác nhau mỗi ngày, thử các phương pháp nấu ăn khác nhau và thậm chí sở hữu một vài công thức nấu ăn của riêng bạn – bất cứ điều gì cũng giúp cho bữa ăn vui vẻ, ngon miệng và lành mạnh hơn.




One thought on “Mẹo nấu ăn lành mạnh nào để không “rước” bệnh ?

Comments are closed.