Theo các nhà khoa học để giải thích Tại sao sống dao thái rau lại mỏng thì chúng ta sẽ đi căn cứ vào công dụng của chúng.
Lưỡi dao có cấu tạo xiên (một hoặc hai mặt). Khi dùng dao chặt hoặc thái vật gì đó, chúng ta phải dùng sức làm cho lưỡi dao đẩy ép vật về hai bên, khiến vật đó tách rời. Vậy giữa sống dao và lưỡi dao có quan hệ như thế nào?
Căn cứ vào sự phân tích lực, người ta biết rằng độ dài mặt nghiêng của lưỡi dao rộng gấp mấy lần sống dao, thì lực đẩy của lưỡi dao vào hai bên cũng lớn bằng bấy nhiêu lần lực tác dụng. Ví dụ mặt nghiêng của một lưỡi rìu dài 40 cm, sống rìu rộng 10 cm. Chúng ta dùng một lực 10 N để bổ củi, thì lực mà lưỡi rìu đẩy ép về mỗi bên thanh củi đều là 40 N. Nếu giảm đi một nửa chiều rộng của sống rìu, và vẫn dùng lực 10 N, thì lực đẩy vào hai bên của lưỡi rìu sẽ tăng lên 80 N.
Như vậy, sống dao càng mỏng, mặt nghiêng của lưỡi dao càng dài thì càng đỡ tốn sức. Loại dao thái rau thường không chỉ có sống dao mỏng, mà lưỡi dao còn rất sắc, vì thế lực tập trung trên lưỡi dao sẽ đặc biệt lớn. Khi thái, ta không mất nhiều lực lắm.
Nhưng tại sống dao bổ củi lại dày như vậy? Đó là vì củi rất cứng. Nếu dùng dao mỏng bổ củi sẽ sinh ra một phản lực rất lớn, dễ làm cho lưỡi dao sứt mẻ. Mặt khác, dao mỏng không có thân chắc nịch như dao bổ củi, khi bổ không tạo ra lực, không dễ tách được củi ra. Dao bổ củi tuy không tiết kiệm sức như dao mỏng, nhưng thân dao chắc, dày, lại có trọng lượng tương đối lớn và chịu được xung lực cao. Do đó, chúng ta có thể lợi dụng trọng lượng bản thân nó và lực trên sống dao để chẻ củi.