Latest Update

Tại sao ăn khoai tây làm tăng lượng đường trong máu.

Khi làm thực nghiệm để tìm Chỉ số đường, chúng ta có thể thấy rằng chỉ số này của khoai tây là 90-cao hơn nhiều so với chỉ số đường huyết của đường kính là 59:

Khoai tây

Khoai tây

Điều này có nghĩa rằng cùng một số gram đường như nhau, ăn khoai tây sẽ làm đường máu tăng nhiều hơn ăn đường kính.

Lý do cho chuyện này hoàn toàn không được biết hết, nhưng chắc chắn rằng tinh bột trong khoai tây đã được tiêu hóa rất nhanh thành đường glucose, khiến cho đường được hấp thu nhanh chóng và làm tăng đường máu gần như uống đường glucose vậy.

Đường kính thật ra là một loại đường đôi được kết hợp bởi 1 phân tử đường glucose và 1 phân tử đường fructose. Khi vào đến ruột sẽ được chia cắt thành 2 phân tử đường khác nhau. Đường fructose chuyển hóa trong cơ thể khác đường glucose và không làm tăng đường máu nhiều (tuy nhiên chúng ta không nên ăn nhiều loại đường này vì chúng không tốt cho sức khỏe).

Trong khi tinh bột thực ra là gồm các phân tử đường glucose kết hợp với nhau, do vậy nếu ta ăn bao nhiêu gram chất đường từ khoai tây thì sẽ có bấy nhiêu gram đường glucose được hấp thu vào máu.

Tuy chưa được thực nghiệm, nhưng theo quan sát của chúng tôi: xôi nếp cũng làm tăng đường máu nhanh hơn so với ăn một số đồ ăn sáng khác như phở gà, miến ngan Để biết mình nên ăn gì với khối lượng bao nhiêu, nên thử đường máu sau ăn kiểm chứng là cách tốt nhất. Đường máu sau ăn khoảng 2 giờ được coi là tốt với người tiểu đường khi có giá trị từ 8-11mmol/l hoặc từ 144-200mg/dl.

Các bài viết khác:




3 thoughts on “Tại sao ăn khoai tây làm tăng lượng đường trong máu.

Comments are closed.