Latest Update

Tại sao ăn mặn lại bị tăng huyết áp.

Nguy cơ lớn nhất khi ăn mặn là cơ thể bị hấp thu lượng muối quá nhiều gây nên huyết áp cao dẫn đến đột quỵ, đau tim, đau thận và chứng mất trí.

Huyết Áp

Huyết Áp

Bên cạnh đó việc ăn mặn, ăn nhiều muối cũng lien quan đến nhiều bệnh khác như ung thư bao tử, xương yếu bị biến dạng, sạn thận…

– Các yếu tố nguy cơ của Tăng huyết áp: Ăn mặn. Hút thuốc lá, thuốc lào. Đái tháo đường. Rối loạn lipid máu. Thừa cân, béo phì. Uống nhiều rượu, bia. Ít vận động thể lực. Có nhiều stress (căng thẳng, lo âu quá mức). Tuổi cao. Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp.

– Ăn mặn – Yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp và các bệnh tim mạch.

Muối là một gia vị không thể thiếu trong chế biến các món ăn hàng ngày, nhưng nếu ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho sức khỏe ( muối đây bao gồm: muối ăn, bột canh, nước mắm). Một chế độ ăn mặn (thừa muối), chúng ta có nguy cơ bị tăng huyết áp và các biến chứng nặng nề của tăng huyết áp như: Đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận…

– Thế nào được gọi là ăn mặn ?

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ở mỗi người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên sử dụng ít hơn 6 gam muối (một thìa cà phê), nếu ăn nhiều hơn thì được gọi là ăn mặn.

– Tại sao ăn mặn lại dễ bị tăng huyết áp ?

Vì ăn mặn sẽ làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực cơ thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến tăng huyết áp.

Các bài viết khác:




One thought on “Tại sao ăn mặn lại bị tăng huyết áp.

Comments are closed.