Latest Update

Tại sao ăn mặn nhiều lại bị giảm tuổi thọ.

Nếu ăn quá nhiều muối, các mô trong cơ thể sẽ bị giữ nước và tạo thêm áp lực cho các mạch máu, gây ra tổn hại.

ds03071211

Ăn mặn làm tăng bệnh cao huyết áp

– Thói quen ăn mặn hoặc chế biến mặn các loại thức ăn sẽ làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu, cơ thể sẽ có cảm giác khát, dẫn đến uống nước nhiều (quá lượng nước cho phép), tích giữ nước trong cơ thể gây tăng huyết áp. Thống kê cho thấy mỗi người dân hấp thụ 15 – 20g muối/ngày, quá cao (gấp 3 lần) so với kiến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (3 – 5g muối/ngày). Do vậy, người bị bệnh cao huyết áp, tim mạch, gan, thận nên hạn chế lượng muối hấp thụ.

Ăn mặn làm tăng bệnh đái tháo đường

– Người bị bệnh đái tháo đường nên hạn chế hấp thụ muối ăn. Sau khi đi vào cơ thể, muối ăn có thể kích hoạt hoạt tính của Amylase, tăng tốc tiêu hóa nâng cao sự tái hấp thụ glucose, từ đó gây ra tình trạng tăng đường huyết sau khi ăn. Người bị bệnh đái tháo đường nên ăn dưới 2g muối/ngày, mùa hè ăn tối đa 3g muối/ngày.
Ăn mặn làm tăng nguy cơ suy tim, suy thận, loãng xương: ăn mặn khiến cơ thể cũng tìm cách tăng đào thải natri qua nước tiểu, dẫn tới mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác và gây “mệt mỏi” cho hệ bài tiết, làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan này.

Ăn mặn tăng nguy cơ loét dạ dày – tá tràng: ăn nhiều muối còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng và ung thư đường tiêu hóa.

Các bài viết khác:




One thought on “Tại sao ăn mặn nhiều lại bị giảm tuổi thọ.

Comments are closed.