Chải răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải có lông quá cứng. Đôi khi việc chải răng quá kỹ bằng bàn chải lông cứng lâu ngày khiến cho lớp men bảo vệ răng mòn dần và làm lộ lớp ngà với các ống ngà chứa các đầu dây thần kinh khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với các kích thích nhất là đồ ăn nóng hoặc lạnh.
Những thức ăn có nhiều axít như cà chua, chanh, nho, cam… sẽ khiến răng còn ê buốt nhiều hơn.
Bị bệnh nghiến răng. Nhiều người mắc chứng nghiến răng có thể khiến răng bị ê buốt do men răng bị mòn để lộ ra ngà răng. Bạn nên đến gặp nha sỹ tư vấn nếu mắc phải chứng nghiến răng.
Dùng quá nhiều nước súc miệng. Một số loại nước súc miệng có thể chứa quá nhiều cồn hoặc hóa chất gây kích ứng răng. Đặc biệt nếu men răng đã bị mòn thì rất nguy hiểm vì những hóa chất này tiếp xúc trực tiếp ngà răng khiến răng nhạy cảm hơn. Bạn nên chọn những loại nước súc miệng không có cồn.
Bị viêm nướu. Đây là một trong những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở người lớn và có thể dẫn đến răng ê buốt. Cách duy nhất để đề phòng là bạn nên đi khám răng ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện và chữa trị kịp thời.
Có quá nhiều cao răng. Mục đích của việc vệ sinh răng miệng sau khi ăn là để làm sạch những mảng bám trên răng. Những mảng bám này nếu không làm sạch kỹ có thể tạo thành vôi răng, gây viêm nướu, nếu nặng hơn có thể tiêu xương ổ răng khiến bạn bị ê buốt. Bạn có thể nhờ nha sỹ kiểm tra và làm sạch vôi răng khi đến khám răng định kì.
Răng bị nứt. Răng bị nứt sẽ khiến bạn cảm thấy ê buốt hơn rất nhiều khi ăn đồ ăn nóng/lạnh.
Vết trám răng cũ. Theo thời gian vết trám khi điều trị Sâu răng có thể bị yếu dần và hở quanh viền trám. Vi khuẩn sâu răng dễ dàng tấn công những vị trí này tiếp tục gây sâu răng khiến răng bạn bị ê buốt khi ăn nhai.
Các bài viết khác:
2 thoughts on “Tại sao răng bị ê buốt.”