Vào buổi sáng mỗi khi ta thức dậy, nếu soi vào gương, bạn sẽ thấy trong hốc mắt gần mũi có rất nhiều gỉ mắt, có lúc nhiều có khi ít.
Mặc dù trước khi chúng ta đi ngủ chúng ta đã rửa mắt sạch sẽ, khi ngủ cũng nhắm mắt không chút bụi bẩn nào có thể lọt vào nhưng sáng ra vẫn thấy xuất hiện gỉ mắt.
Gỉ mắt được hình thành thế nào nhỉ? Thực ra chúng ta chỉ cần tìm hiểu một chút hoạt động của mắt và các tổ chức dưới mắt là sẽ có được câu trả lời.
Trong mí mắt của chúng ta có một miếng nhỏ giống như xương sụn, trong đó có rất nhiều các ống nhỏ được xếp sắp một cách ngay ngắn gọn gàng, những ống này không ngừng tiết ra những chất giống như chất nhầy. Chúng ta không nên coi thường chất nhầy này, tác dụng của nó rất lớn.
Vào ban ngày chúng được thải đều trên mí mắt bằng cách chúng ta chớp mắt nó có tác dụng ngăn cho nước mắt không trào ra ngoài và không cho mồ hôi chảy vào mắt, nhưng khi chúng ta ngủ, mắt nhắm nghiền trong một khoảng thời gian khá dài vì vậy chất nhầy không được tiết ra, và phải kết hợp với những bụi bặm đi vào mắt từ ban ngày, rồi dần dần chuyển vào hốc mắt, đó chính là gỉ mắt. Vì vậy mà trong hốc mắt thường hay có gỉ mắt chứ không phải bệnh tật gì. Nhưng nếu đột nhiên gỉ ở mắt nhiều, không kể ban ngày hay buổi tối đều nhiều thậm chí còn làm hai mí mắt trên dưới dính chặt vào nhau không thể mở ra được thì rất có thể trong mắt có vi khuẩn, chúng gây ra bệnh viêm mắt. Vì vậy phải lập tức đi kiểm tra mắt.
Các bài viết khác: