Mía là có vị ngọt, thanh rất dễ ăn, nhưng liệu bà bầu có nên ăn mía? Hãy xem trong mía có chất gì và có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi?
- Tại sao bà bầu nên ăn cháo cá chép.
- Tại sao ăn xoài có thể ngăn ngừa ung thư vú.
- Tại sao trẻ ăn nhiều bánh mì dễ bị cận thị.
Nước mía có vị ngọt mát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, tiêu đờm, chống nôn mửa, chữa sốt, tiểu tiện nước tiểu đỏ và rất bổ dưỡng.
Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.
Nước mía không chỉ chứa các chất đạm, chất béo, các vitamin và nhiều loại axit hữu cơ tốt cho bà bầu mà còn có công dụng chữa nôn khan khi ốm nghén nữa.
Bài thuốc chữa ốm nghén bạn có thể tham khảo là lấy một bát nước mía khoảng 150ml, trộn thêm chút nước cốt gừng vào (khoảng 5ml) uống 2 – 3 lần trong ngày. Bạn bảo uống liên tục khoảng 2-3 ngày là triệu chứng ốm nghén giảm hẳn. Nếu còn có cảm giác buồn nôn, bạn vẫn có thể uống tiếp cho đến khi khỏi hẳn.
uy nhiên ăn quá nhiều mía sẽ khiến cơ thể thừa năng lượng dẫn tới việc tăng cân nhanh. Hơn nữa, lượng đường quá cao trong mía cũng không tốt cho thai kì vì nó dễ khiến bà bầu mắc tiểu đường. Bà bầu nên uống nước mía có chừng mực để kiểm soát cân nặng của mình.
Các bài viết khác: