Một số nghiên cứu chứng minh, nhóm thực phẩm “siêu bổ dưỡng” là folate, choline, axit béo và sắt có ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ não ngay khi bé còn nằm trong bụng mẹ.
- Vỏ lạp xưởng làm bằng ni lông?
- Bí quyết nào chăm con từ những năm tháng đầu đời ?
- Cách nào khắc phục chứng chân lạnh, tay run ?
1. Folate
Nghe hơi lạ tai nhưng thực chất nó lại rất quen thuộc khi được gọi bằng cái tên thông dụng là axit folic (vitamin B6) được tìm thấy nhiều trong những loại rau có lá màu xanh sậm như cải, súp lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc, trong thực phẩm như gan và các bộ phận nội tạng (mỗi tuần ăn một lần),
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định việc dùng axit folic từ 3 tháng trước khi bạn có ý định mang thai và kéo dài cho đến hết quý I. Cách này giúp ngăn ngừa những khuyết tật não, ống thần kinh và xương sống cho bé.
Thiếu axit folic sẽ gây ra các bệnh có liên quan đến rối loạn ống dây thần kinh như bệnh nứt đốt sống (spina bifida) gây nên ốm yếu tàn tật nghiêm trọng và bệnh quái tượng không não (enencephaly) hoặc bé sinh ra thiếu một phần não (tình trạng kém phát triển nghiêm trọng của não).
Tất cả các khiếm khuyết này xảy ra trong 28 ngày đầu của thai kỳ, thường trước khi người phụ nữ biết mình có thai. Theo Cục phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC), axít folic thậm chí còn giúp phòng tránh dị tật về môi, tim, ống tiểu và chân tay ở trẻ mới sinh.
Một chú ý nhỏ là axit folic rất dễ bị hủy hoại qua nhiệt độ và ánh sáng. Nguyên nhân gây thất thoát thành phần axit folic trong nguồn thực phẩm xanh là: Ngâm, rửa quá kỹ; luộc rau cải quá lâu. Điều đó gây ra sự thiếu hụt nguồn dự trữ axit folic trong cơ thể, cho dù bạn có một chế độ dinh dưỡng hoàn toàn hợp lý.
2. Choline
Là một dạng của vitamin B, nguồn dinh dưỡng này có liên quan đến trung tâm điều khiển trí nhớ trong bộ não của thai. Choline có mặt trong một số thức ăn như trứng, sữa (thậm chí cả sữa mẹ), thịt bò… Viên bổ sung choline được sản xuất dưới dạng hột nhỏ hoặc viên nang.
3. Axit béo
Ăn cá rất tốt cho sức khỏe nhưng khi mang thai, việc ăn cá càng đóng vai trò quan trọng. Axit DHA hoặc AA rất cần cho sự phát triển thị giác và não bé, nhất là trong quý III của thai kỳ và 18 tháng sau khi bé chào đời. Nguồn thực phẩm dồi dào DHA là cá hồi và cá ngừ…
DHA và AA có thể được bé hấp thu qua sữa mẹ. Một nghiên cứu mới đây cho biết, nhóm người mẹ có lượng DHA cao, bé bú mẹ sẽ ngủ ngon hơn. Vì vậy, không có lý do nào để bạn từ chối món cá trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ.
Nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ, cần phải điều chỉnh việc ăn cá cho thích hợp. Theo đó, không nên ăn một số loại cá có chứa chất thủy ngân – có hại cho quá trình phát triển của hệ thần kinh.
Những phân tích mới đây khẳng định sự có mặt của thủy ngân với hàm lượng cao ở một số loài cá như cá kiếm, cá cờ, cá siki (thuộc họ cá mập)… Các nhà dinh dưỡng khuyến cáo phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú và trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi không nên ăn 3 loại cá này. Những loại cá khác mà các sản phụ cũng nên hạn chế ăn như cá ngừ, cá chạch, cá tráp, cá vây chân, cá đuối, cá chào mào (phèn), cá bacbê, cá nhám mèo, cá hồi con, cá bơn cacđin, cá nhám gai…
4. Sắt
Nhiều nghiên cứu kết luận, có mối liên quan giữa sự thiếu hụt chất sắt trong cơ thể người mẹ và suy giảm chức năng não ở bé; do đó, bạn nên tiêu thụ đủ sắt trong thai kỳ.
Nhóm thực phẩm giàu chất sắt nhất là:
– Các loại rau: Rau ngót, rau muống, rau cải xoong, cải xanh…
– Thịt đỏ: Thịt bò, thịt lợn, thịt cừu (thịt càng sẫm màu càng giàu chất sắt; đối với thịt gia cầm thì thịt đùi có hàm lượng sắt cao hơn thịt lườn).
– Lòng đỏ trứng.
– Cá biển (các loại cá béo) và động vật thân mềm (sò, trai…).
– Các loại ngũ cốc, đặc biệt là lúa mạch và yến mạch.
– Đậu Hà Lan và các loại đậu đỗ.
– Một số loại hạt như hạt vừng, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, hạt bồ đào…