Dù đã mang găng tay, tất chân, mặc áo rất ấm áp nhưng bạn vẫn không tránh khỏi bị cảm lạnh, ớn lạnh, lạnh sống lưng hay lạnh buốt tay chân… Dưới đây sẽ là những bí quyết khắc phục dành cho bạn.
- Dấu hiệu bệnh qua màu sắc móng tay như thế nào ?
- Những bệnh nào cần đề phòng khi trời lạnh ?
- Tại sao ăn nhiều thịt tăng nguy cơ tăng ung thư toàn cầu?
Ngăn cảm lạnh
Với người thường xuyên bị cảm lạnh, sợ nước, nhất là trong những ngày rét buốt thế này thường nguyên nhân một phần do cơ thể thiếu hụt lượng khoáng chất lớn, nhất là hàm lượng canxi. Bổ sung thêm canxi là bí quyết giúp trái tim, mạch máu, cơ bắp linh hoạt hơn, nhờ đó giúp cơ thể không còn sợ lạnh nữa.
Chống ớn lạnh, đau bụng
Nhiệt độ lạnh bên ngoài cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Cảm giác ớn lạnh, rùng mình thật đáng sợ. Vậy bạn hãy tăng cường bổ sung vitamin A để giúp cơ thể chống chọi với mùa đông khắc nghiệt. Tăng bổ sung thêm vitamin C để cải thiện khả năng thích ứng với cái lạnh của cơ thể.
Vitamin A có nhiều trong gan động vật, cà rốt, rau màu xanh đậm… Và vitamin C có nhiều trong trái cây tươi, rau quả và các loại thực phẩm khác.
Hết lạnh tay, chân
Dù đã trang bị khá đầy đủ đồ đông ấm áp, nhưng không ít người vẫn bị cóng tay, cóng chân suốt cả ngày. Biện pháp đơn giản nhất hãy tăng thêm thực phẩm giàu axit béo, nhiệt lượng, nhất là các thực phẩm chứa nhiều methionine hơn.
Methionin có nhiều trong thịt gà, thịt bò, trứng…
Ngăn lạnh sống lưng
Lạnh sống lưng, đau nhức cơ khớp… thường liên quan đến cách bạn ăn uống hàng ngày. Nhất là vào mùa đông, tối kỵ ăn uống đồ lạnh, không hâm nóng vì điều này rất nguy hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, trong tuần bạn nên ăn nhiều thêm bắp cải, đậu phụ.
3 thoughts on “Cách giữ nhiệt cơ thể như thế nào trong ngày rét đậm ?”