Latest Update

Tại sao trẻ ăn nhiều bánh mì dễ bị cận thị.

Nghiên cứu mới đây của Mỹ và Australia cho rằng, ăn quá nhiều bánh mì khi còn nhỏ là nguyên nhân dẫn đến cận thị, chứ không phải do đọc sách quá gần.

Bánh Mì

Bánh Mì

Bột tinh chế có trong bánh mì và ngũ cốc làm tăng nồng độ insulin máu, khiến nhãn cầu phát triển dài hơn bình thường, gây ra chứng cận thị.

Giả thuyết này được các nhà khoa học tại Đại học Bang Colorado (Mỹ) và Đại học Sydney (Australia) đưa ra.

Theo bà Jennie Brand Miller, chuyên gia dinh dưỡng tại Đại học Sydney, tinh bột có trong bánh mì và ngũ cốc chế biến được tiêu hóa nhanh hơn. Điều này kích thích tuyến tụy đẩy ra nhiều insulin.

Kết quả là nồng độ một protein gắn kết có cấu trúc giống insulin sẽ giảm đi, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của nhãn cầu. Theo các tác giả, lý thuyết này giúp giải thích sự gia tăng đáng kể của chứng cận thị tại các nước phát triển trong hai thế kỷ qua. Hiện tại ở châu Âu, khoảng 30% dân số mắc chứng cận thị.

Người ta cũng nhận thấy rằng chứng cận thị hay gặp hơn ở người mắc chứng béo phì hoặc bị bệnh tiểu đường type 2 (khởi phát ở người trưởng thành). Trong cả hai trường hợp này, nồng độ insulin đều tăng cao. Chứng cận thị cũng tiến triển chậm hơn ở những đứa trẻ dùng chế độ ăn giàu protein.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, quan niệm coi đọc sách là nguyên nhân chính dẫn tới cận thị là không thỏa đáng. Vì điều này không giải thích được tại sao tỷ lệ cận thị lại thấp ở những vùng có lối sống phương Tây nhưng không ăn theo kiểu phương Tây. Theo ông Loren Cordain, chuyên gia sinh học của Đại học Bang Colorado, tại các hòn đảo của nước cộng hòa Vanuatu (Nam Thái Bình dương), học sinh cũng học 8 giờ mỗi ngày nhưng tỷ lệ cận thị ở trẻ em chỉ là 2%. Sự khác biệt được phát hiện là người dân ở đây ăn cá, khoai lang và dừa chứ không dùng nhiều bánh mì trắng và ngũ cốc.

Các bài viết khác: