Latest Update

Tại sao dưa leo và dưa bở có quả bị đắng?

Dưa leo sào thịt là một món ăn ngon của người miền nam, nhưng có lúc gặp những quả dưa rất đắng, thịt sào lẫn cũng đắng rất khó ăn. Còn ở phía bắc, người ta lại rất thích ăn dưa bở, vừa nhiều nước lại thơm ngon, nhưng lắm khi ăn phải những miếng ở đuôi quả lại bị đắng đến tê cả lưỡi. Vì sao chúng lại bị đắng như vậy?

    Người trồng dưa thường cho rằng đó là những cây dưa bị người ta dẫm lên gây thương tổn; hoặc có người đã cho là khi trồng đã bón quá nhiều phân, thật mỗi người nói một kiểu. Tổ tiên của hai loài dưa này vốn là những cây hoang dại mang chất có vị đắng. Trong quá trình chọn lọc lâu dài, con người dần dần loại được những giống có chứa vị đắng để trở thành những loài dưa có vị ngọt như ngày nay. Nhưng, trong giới sinh vật lại thường có những cá thể cây đôi lúc vẫn biểu hiện trở lại trạng thái tổ tiên xưa của chúng nên mới xuất hiện dưa đắng. Tình trạng này gọi là “hiện tượng trở lại thuỷ tổ”, nói cách khác vị đắng của chúng là do tổ tiên di truyền lại.

Dua-leo-dua-bo

    Chúng ta có thể làm thí nghiệm sau: để những hạt của quả dưa đắng lại, chờ năm sau mang gieo, những quả dưa của cây này vẫn mang vị đắng. Ngay cả khi ta mang phấn của cây dưa không đắng thụ phấn cho cây dưa đắng để chúng kết quả, lấy hạt chờ năm sau gieo trồng, thì tất cả quả của những cây này đều có vị đắng. Qua thí nghiệm này ta thấy rõ ràng vị đắng của chúng là do di truyền, là do một loại gien di truyền khống chế.

    Hiểu được nguyên nhân chủ yếu dẫn tới dưa đắng, chúng ta sẽ có biện pháp đề phòng. Trước tiên, chúng ta phải loại bỏ nhưng loại dưa đắng, việc này phải làm ngay từ lúc chọn giống. Thứ nữa, là phải cải tiến cách trồng và chăm sóc, bón phân hợp lý, tưới nước đủ, làm cho cây phát triển bình thường cũng là một biện háp đề phòng sinh dưa đắng

Các bài viết khác: