Các nhà nghiên cứu thu thập mẫu máu từ 341 phụ nữ trong tháng thứ 9 của thai kỳ và yêu cầu họ cho biết mức độ thường xuyên ăn các loại thức ăn khác nhau, trong đó có cá. Khi con của họ lên 3 tuổi, chúng được cho làm các thử nghiệm chuẩn về từ vựng, kỹ năng không gian thị giác…
Các nhà nghiên cứu nhận thấy trẻ có mẹ ăn cá hơn 2 lần mỗi tuần có điểm số các thử nghiệm cao hơn. Tuy nhiên, những trẻ có mẹ mang nồng độ thủy ngân trong máu ở nhóm 10% trên trong nghiên cứu có điểm các thử nghiệm kém hơn những bà mẹ có nồng độ thủy ngân thấp hơn. Chỉ 2% bà mẹ không bao giờ ăn cá trong thai kỳ, có lượng thủy ngân cao như trên, trong khi 23% bà mẹ ăn cá hơn 2 lần trong tuần có nồng độ thủy ngân cao.
Nhóm nghiên cứu của bác sĩ Emily Oken thuộc Trường Y khoa Harvard, Boston, cho biết: “Các khuyến cáo về việc tiêu thụ cá trong thai kỳ nên lưu ý đến lợi ích dinh dưỡng của chúng cũng như các tác hại tiềm ẩn do phơi nhiễm thủy ngân”. Vì vậy, phụ nữ mang thai được khuyên nên tránh ăn một số loại cá: cá mập, cá kiếm, cá thu vì dễ nhiễm thủy ngân.
One thought on “Tại sao ăn cá, dè chừng nhiễm thủy ngân?”