Latest Update

Tại sao máu khó dông.

Ở một người khỏe mạnh bình thường, khi bị thương cơ thể sẽ tạo thành các cục máu đông để làm ngừng chảy máu. Cục máu đông này được hình thành trong các cơ hoặc khớp. Nhưng sự đông máu lại phụ thuộc vào sự tương tác của nhiều thành phần trong máu

mau-kho-dong

Một phần trong số đó gọi là yếu tố đông máu. Nếu một trong số các yếu tố đông máu này không có hoặc bị thiếu thì hiện tượng chảy máu kéo dài có thể xảy ra. Những bệnh nhân Hemophilia bị thiếu các yếu tố đông máu, thường gặp là các yếu tố VIII và IX nên khi bị chảy máu, máu sẽ lâu cầm hơn người bình thường.

Theo các nhà khoa học, Hemophilia là một bệnh di truyền lặn, liên quan đến nhiễm sắc thể X, do vậy bệnh nhân chủ yếu là nam giới. Có khoảng 1/3 bệnh nhân không xác định được tiểu sử gia đình, vì vậy nguyên nhân gây bệnh Hemophilia ở các bệnh nhân này có thể là do đột biến gen, và những gen này vẫn có khả năng gây bệnh cho các thế hệ sau. Người ta tính rằng, cứ một vạn đàn ông thì có 1 người mắc bệnh máu khó đông, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng trên thế giới với tỷ lệ 1/5.000 trẻ em mới sinh.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của bệnh này là chảy máu trong hệ thống cơ, khớp, da, niêm mạc và các cơ quan khác. Hiện tượng chảy máu xuất hiện từ sau khi sinh và tồn tại suốt cuộc đời.

Các bài viết khác: