Latest Update

Tại sao cây tía tô có thể trị ho, hen suyễn.

Cây tía tô có tên khoa học là Perilla fructescens L. Britt họ hoa môi – Lamiaceae hay dân gian còn gọi cây tía tô là Tử tô, Tô ngạnh, Tô diệp.

Tia to

Tía tô

Đặc điểm thực vật, phân bố của cây tía tô: là loại cây cỏ, cao 0.5-1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, có màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước.

Bộ phận dùng, chế biến của cây tía tô: thu hái về dùng tươi hay phơi khô trong râm mát. Tử tô là cành non có mang lá của cây tía tô. Tử tô tử là quả chín phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô diệp là lá phơi hay sấy khô của cây tía tô. Tô ngạnh là cành non hoặc cành già phơi hay sấy khô.

Công dụng chủ trị của cây tía tô: Cây tía tô có vị cay ấm, lá có tác dụng chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi, giúp tiêu hóa. Cành cây tía tô có tác dụng an thai. Quả cây tía tô chữa ho, trừ đờm, hen suyễn. Lá cây tía tô non làm gia vị.

Liều dùng cây tía tô: Lá và hạt ngày 6- 12 g, cành lá khô ngày 12 – 20 g. Dùng dưới dạng thuốc sắc. Chú ý: Đã ra mồ hôi nhiều, da khô nóng không dùng tía tô nữa, Không sắc lâu quá 15 phút.

Các bài viết khác:




One thought on “Tại sao cây tía tô có thể trị ho, hen suyễn.

Comments are closed.