Latest Update

Cần kiêng kị gì khi ăn đồ biển ?

Thú vị nhất khi du lịch mùa hè là được đến vùng biển; ở đó ngoài việc được tận hưởng không khí trong lành, đùa giỡn với sóng, chúng ta còn được thưởng thức những đồ ăn thức uống của miền biển hết sức hấp dẫn lại rất giàu chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, khi thưởng thức đồ biển không hiếm người đã gặp những trục trặc về sức khoẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bài viết này, Diễn Đàn Bếp Xinh được đưa ra một số kiêng kị cần thiết khi ăn đồ biển theo kinh nghiệm dân gian để độc giả tham khảo. 

* Tôm biển:

Là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các vitamin và nguyên tố vi lượng. So với thịt lợn nạc, lượng đạm của tôm biển cao hơn 20%, ít chất béo hơn khoảng 40%, lượng vitamin A cao hơn chừng 40%. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, tôm vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, thông sữa khử độc. Tuy nhiên, những người bị dị ứng tôm, bị viêm da mẩn ngứa, có hội chứng Â m hư hoả vượng biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay có cơn bốc hoả, đau đầu, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác sốt nhẹ về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, trong ngực rạo rực không yên, họng khô miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ… thì không nên ăn. Ngoài ra, tôm biển không nên ăn cùng thịt dê và khi dùng thì không được uống vitamin C.

* Cua biển:

cua-bien

Là loại thực phẩm được nhiều người ưa chuộng vì ngon và giàu chất dinh dưỡng. Cứ mỗi 100g cua biển thì có tới 15g chất đạm, 2,6g chất béo, 141 mg Ca, 191 mg P, 0,8 mg Fe, nhiều nguyên tố vi lượng khác và vitamin, đặc biệt là vitamin A. Theo y học cổ truyền, cua tính lạnh, vị hàn có công dụng thanh nhiệt, tán ứ, thông kinh lạc và làm nhanh liền xương. Tuy nhiên, những người Tỳ vị hư yếu biểu hiện bằng các triệu chứng như dễ bị rối loạn tiêu hoá, ăn kém, hay đầy bụng, chậm tiêu, đại tiện phân lỏng nát…, những người đang bị cảm mạo phong hàn, bị bệnh lý ngoài da có ngứa dai dẳng và những người dị ứng cua thì không được dùng. Cần chú ý không nên ăn cua cùng với thịt thỏ, rau kinh giới và quả hồng. Không bao giờ được ăn cua không được tươi vì chất đạm trong cua rất dễ thối nát và biến thành chất độc hại cho cơ thể.

* Mực:

Là loại đồ biển rất dễ ăn và dễ chế biến. Trong 100g mực có chứa 13g chất đạm, 0,7g chất béo, nhiều Ca, P, Fe…và các vitamin B1, B2, PP. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mực vị mặn, tính bình, có công dụng bổ can thận, bổ tâm thông mạch, dưỡng huyết tư âm, dùng rất tốt cho những người có thể chất thiên về âm hư hoặc mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, đặc biệt là phụ nữ bị bế kinh, khí hư, rong kinh, sau đẻ thiếu sữa…Tuy nhiên, những người Tỳ thận dương hư biểu hiện bằng các triệu chứng như tay chân lạnh, sợ lạnh, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt nhợt nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, di tinh, liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục… thì không nên dùng. Nên kiêng ăn mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.

* Ngao:

ngao-bien

Là loại thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng, trong mỗi 100g ngao có chứa 10,8g chất đạm, 1,6g chất béo, 4,6g chất đường, nhiều nguyên tố vi lượng và các vitamin. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, ngao có công dụng bổ âm, hoá đàm, nhuyễn kiên, là thực phẩm lý tưởng cho những người bị các chứng bệnh thuộc thể âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng như người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi trộm, lòng bàn tay và bàn chân nóng, có cảm giác sốt nóng về chiều, miệng khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ…Theo dinh dưỡng học hiện đại, ngao là loại thực phẩm rất có lợi cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, u phì đại tiền liệt tuyến lành tính…Nhưng vì ngao vị mặn, tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đại tiện lỏng nát thì không nên dùng.

* Hàu:

Còn gọi là mẫu lệ, là loại đồ biển rất giàu các acid amin cần thiết, các vitamin và nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Cu và Zn. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, hàu vị ngọt mặn, tính lạnh, có công dụng tư âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, bổ ngũ tạng, rất thích hợp cho những người mắc các chứng bệnh thuộc thể âm hư, các bệnh nhân bị ung thư đã được hoá hoặc xạ trị liệu. Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn, bị bệnh phong và các bệnh da liễu cấp hoặc mạn tính thì không nên dùng. Khi ăn hàu thì không được dùng tetracyclin.

* Sứa:

Còn gọi là thuỷ mẫu, thạch kính, bạch bì tử…, trong 100g sứa có chứa 12,3g chất đạm, 0,1g chất béo, 3,9g chất đường, 182 mg Ca, 9,5 mg Fe, 132 mcg iốt và nhiều vitamin nên đây cũng là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, sứa có công dụng thanh nhiệt giải độc, hoá đàm, hạ áp, khu phong, trừ thấp, tiêu tích, nhuận tràng, là thực phẩm thích hợp cho những người bị hen suyễn, táo bón, viêm khớp, viêm loét đường tiêu hoá, cao huyết áp, trúng độc không rõ nguyên nhân…Tuy nhiên, những người tỳ vị hư hàn thì không nên dùng và vì sứa chứa nhiều nước, rất dễ biến chất nên khi ăn phải chọn lựa hết sức cẩn thận.

* Hải sâm:

Là loại đồ biển có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu chất đạm, các acid amin, vitamin và các nguyên tố vi lượng, đặc biệt là Fe và I, nhưng hàm lượng cholesterol lại rất thấp hầu như không có nên là thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho những người bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu, vữa xơ động mạch, ung thư, bệnh lý mạch vành… Theo dinh dưỡng học cổ truyền, hải sâm vị mặn, tính ấm, có công dụng bổ thận tráng dương, tư âm dưỡng huyết, ích tinh nhuận táo, thường được dùng cho những người bị suy nhược, lao lực, thiếu máu, phụ nữ sau khi sinh con, thận dương hư nhược gây nên tình trạng liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, di niệu… Tuy nhiên, những người bị lỵ, viêm đại tràng cấp tính, hoạt tinh thì không nên dùng. Khi ăn hải sâm không dùng các đơn thuốc có cam thảo.

 

Bài tham khảo thêm: